Nhân viên kinh doanh được xem là “tiền tuyến” giúp đem về doanh thu cho công ty. Yếu tố để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh vô cùng quan trọng. Vì vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp các tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh được các doanh nghiệp đề ra đem lại hiệu quả nhân sự tốt nhất. Cùng theo dõi và tìm hiểu nhé.
Ngoài ra, nếu bạn mong muốn tìm cho mình một công việc ổn định, với mức thu nhập cao. Hãy truy cập ngay website okvipc.group, chuyên tuyển dụng các việc làm trong và ngoài nước như việc làm campuchia, Dubai,…. để ứng tuyển online ngay.
1. Những lý do phải đánh giá nhân viên kinh doanh
Đánh giá nhân viên kinh doanh là một trong những bước cực quan trọng nằm trong quy trình quản lý nhân viên. Bởi lẽ nó sẽ cho phép nhà quản lý xét duyệt được mức độ hoàn thành nhiệm vụ, phù hợp với công việc của theo định kỳ. Từ đó doanh nghiệp cũng đưa ra được chính sách thưởng và đãi ngộ nhân sự hợp lý.
Vị trí nhân viên sale có vai trò lớn đối với sự phát triển của công ty. Do đó tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh luôn được đặt ra để việc đánh giá chuẩn nhất. Từ đó thúc đẩy doanh thu cũng như giúp nhân viên khắc phục những thiếu sót.
Việc đánh giá đúng năng lực của nhân viên sẽ giúp họ làm việc hăng say hơn, năng suất lao động tăng cao. Đồng thời cũng góp phần làm giảm được rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc đào tạo nhân viên. Tuy nhiên đánh giá nhân viên đúng cách không phải là điều dễ dàng. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần có tiêu chí chung, áp dụng cho các cấp bậc nhân viên khác nhau. Như vậy mới có thể đánh giá một cách khách quan nhất.
2. Những tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh không thể thiếu đối với một doanh nghiệp
Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số tiêu chí cần thiết sử dụng để đánh giá nhân viên kinh doanh cho các doanh nghiệp:
2.1. Chỉ số Tăng trưởng doanh thu hàng tháng
Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh qua chỉ số tăng trưởng doanh thu hàng tháng là yếu tố phản ánh tốc độ tăng giảm doanh thu của nhân viên. Khi đánh giá theo tiêu chí này sẽ giúp trưởng bộ phận / trưởng phòng nắm bắt được tình hình. Từ đó có hướng chỉ đạo, cải thiện nhanh và hiệu quả.
2.2. Tỷ suất lợi nhuận trung bình
Tỷ suất lợi nhuận trung bình là tỷ số cho phép nhân viên linh hoạt dung hòa lợi nhuận giữa các mặt hàng. Đảm bảo rằng lượng tiêu thụ cao mà không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của mình.
2.3. Tiêu chí để đánh giá nhân viên kinh doanh qua số đơn hàng hàng tháng
Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh qua số đơn hàng hàng tháng khi nhân viên được áp đặt chỉ tiêu về số đơn hàng phải ký kết mỗi tháng trong hợp đồng lao động. Ở mỗi doanh nghiệp thường sẽ chú trọng về giá trị đơn hàng hơn là số lượng đơn hàng. Do đó tiêu chí này dành cho những đơn hàng giá trị bằng nhau.
2.4. Cơ hội bán hàng
Đánh giá nhân viên kinh doanh dựa vào cơ hội bán hàng giúp nhân viên có thể sắp xếp, ưu tiên những cơ hội bán hàng tiềm năng hơn. Người đánh giá cần thu thập khá nhiều thông tin từ dữ liệu khách hàng cũng như kế hoạch làm việc của nhân viên Sales.
2.5. Doanh thu mục tiêu
Doanh thu mục tiêu là yếu tố cải thiện được hiệu suất làm việc của các nhân viên trong bộ phận đó. Để đánh giá về tiêu chí này thì doanh nghiệp sẽ cần có khung tham chiếu về mục tiêu chính xác. Nếu như mục tiêu quá cao sẽ khiến nhân viên kinh doanh bị áp lực, nản chí. Ngược lại nếu mục tiêu quá thấp cũng có thể khiến nhân viên kinh doanh không có động lực làm việc.
2.6. Tỷ lệ chốt đơn hàng
Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh tiếp theo chúng tôi muốn nhắc đến là tỷ lệ chốt đơn hàng. Tiêu chí này hữu ích trong việc có thể xác định được thời gian mà một nhân viên sales cần thiết để hoàn thành một đơn hàng.
2.7. Tiêu chí về giá trị đơn hàng trung bình
Tiêu chí về giá trị mỗi đơn hàng trung bình sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ lợi nhuận,doanh thu mà mỗi nhân viên kinh doanh mang lại. Khi giá trị càng lớn thì thành tích của nhân viên kinh doanh càng cao.
2.8. Đánh giá qua cuộc gọi hàng tháng/số email hàng tháng
Chỉ số về cuộc gọi hàng tháng/số email hàng tháng sẽ đánh giá và tối ưu hiệu suất liên lạc cần thiết để tiếp cận khách hàng.
2.9. Đánh giá dựa trên số đơn hàng thành công so với số khách hàng tiềm năng
Mỗi nhân viên bán hàng sẽ được giao tiêu thụ nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Có những sản phẩm tiêu thụ số lượng lớn và những sản phẩm lại tiêu thụ rất ít. Tiêu chí này sẽ giúp đánh giá thế mạnh của nhân viên nằm ở dòng sản phẩm nào. Đồng thời giúp doanh nghiệp phân bổ lại đội ngũ nhân viên kinh doanh theo từng dòng sản phẩm dựa trên thành tích họ đạt được.
2.10. Chi phí trung bình thu về khách hàng tiềm năng
Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh qua chi phí trung bình thu về một khách hàng tiềm năng giúp điều chỉnh được cách tìm kiếm nguồn khách hàng của mình.
3. 3 tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh phải có trong bảng đánh giá
Dưới đây là 3 tiêu chí cần thiết phải có trong bảng đánh giá nhân viên kinh doanh của công ty. Cụ thể như sau:
3.1. Thái độ làm việc
Thái độ làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định của một nhân viên kinh doanh tốt hay không. Mỗi cá nhân sẽ có tính cách, có phẩm chất, thái độ riêng biệt. Sẽ có người có tố chất để làm việc nhóm, người lại có thế mạnh làm việc độc lập…
Đối với nhân viên bán hàng thì thái độ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Người có thái độ tốt thì sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề phát sinh. Nhà quản lý cần hiểu được vị trí mình tuyển cần có phẩm chất tính cách như thế nào để lựa chọn người phù hợp.
3.2. Kiến thức cần có
Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh cần có là kiến thức. Cụ thể nhân viên kinh doanh cần có kiến thức trong cách xử lý tình huống, kiến thức nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng giải quyết các khiếu nại…
3.3. Năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá nhân viên kinh doanh. Năng lực sẽ giúp nhân viên theo đuổi đối tượng khách hàng mà mình cảm thấy phù hợp. Đồng thời thuyết phục được họ mua sản phẩm công ty mình.
4. Kết luận
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ kiến thức về các tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh sao cho phù hợp. Ngoài những tiêu chí phổ biến trên thì bạn cũng có thể áp dụng các tiêu chí khác. Chẳng hạn như: tỷ lệ giữ chân khách hàng, tỷ lệ hủy đơn hàng, doanh số thực tế, giá trị vòng đời khách hàng,…Theo dõi trang web của chúng tôi để tìm hiểu kỹ hơn nhé.