Là một công việc khá năng động và có nhiều cơ hội để gia tăng thu nhập, ngành truyền thông trở nên vô cùng hấp dẫn và thu hút rất nhiều bạn trẻ. Vậy mọi người đã nắm rõ các chi tiết công việc của nhân viên truyền thông hay chưa?
Trong bài viết dưới đây, OKVIP sẽ giúp mọi người chi tiết về công việc của ngành này cũng như những kỹ năng cần sở hữu để trở thành một nhân viên ban truyền thông chuyên nghiệp.
Nhân viên truyền thông là gì?
Nhân viên ban truyền thông chính là những người thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động xây dựng cũng như quảng bá thương hiệu hay những sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Truyền thông được hiểu đơn giản là hoạt động tương tác giữa ít nhất là hai nhân tố tác động qua lại với nhau. Nhân viên truyền thông sẽ phải sáng tạo ra những kế hoạch, sự kiện nhằm thu hút được sự chú ý của mọi người về mục tiêu mà họ đang muốn quảng bá.
Công việc của nhân viên truyền thông phải nói là vô cùng năng động. Vì vậy, để có thể làm tốt được vị trí này mỗi ứng cử viên cần chuẩn bị cho mình hành trang thật kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng cần thiết để công việc luôn đạt hiệu quả.
Mô tả công việc nhân viên truyền thông chi tiết nhất
Để hiểu rõ được nhân viên truyền thông là gì? Trước hết, mọi người cần phải hiểu rõ chi tiết công việc cùng với nhiệm vụ của một nhân viên ban truyền thông. Cụ thể mô tả công việc nhân viên ban truyền thông sẽ như sau:
- Nhân viên ban truyền thông đề xuất ý tưởng để thực hiện những chương trình, sự kiện nhằm thu hút được sự chú ý của công chúng đối với sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm về phần nội dung, hình ảnh… của tất cả những ấn phẩm, các bài phát biểu, tài liệu marketing nhằm mục đích truyền đạt nội dung, thông điệp của từng sản phẩm, dịch vụ đến với công chúng.
- Nhân viên truyền thông chính là đầu mối để đưa ra các thông điệp. Trong một số trường hợp, nhân viên ban truyền thông sẽ là người chịu đại diện doanh nghiệp phát ngôn, trả lời báo chí cũng như sẽ chịu trách nhiệm xử lý các khủng hoảng truyền thông
- Xây dựng những mối quan hệ mật thiết với giới truyền thông như báo chí, các công ty truyền thông quảng cáo, một số những cơ quan nhà nước…
- Tìm cơ hội để phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp chẳng hạn như đăng ký chứng nhận thương hiệu, làm nhà tài trợ cho những sự kiện…
- Phân tích cũng như đánh giá về hiệu quả các chiến dịch truyền thông.
- Phối hợp với ban bộ phận pháp chế để xử lý các trường hợp liên quan đến khiếu nại về một số những vấn đề liên quan đến thương hiệu doanh nghiệp
- Công việc của nhân viên truyền thông nội bộ sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với bên phòng Hành chính nhân sự để thực hiện được những chương trình Pr nội bộ, kết nối những thành viên trong doanh nghiệp
- Tiến hành làm báo cáo định kỳ cũng như thực hiện những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên.
Một số kỹ năng cần có của một người nhân viên truyền thông
Dưới đây chính là một vài những kỹ năng mà người nhân viên ban truyền thông cần có, điều đó sẽ giúp ích cho quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Xem ngay!
Kỹ năng giao tiếp
Nhân viên ban truyền thông thường phải tiếp xúc với rất nhiều người, họ đóng vai trò như cầu nối giữa những bộ phận trong doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng cũng như đối tác.
Vì vậy, kỹ năng giao tiếp chính là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, giúp cho nhân viên truyền thông biết cách để cư xử thật khéo léo trong các tình huống, duy trì cũng như phát triển tất cả các mối quan hệ nhằm hỗ trợ thực hiện công việc trơn tru và hiệu quả.
Kỹ năng ngoại ngữ
Thành thạo ngoại ngữ được xem là điểm cộng lớn dành cho những nhân viên truyền thông trong thời buổi hội nhập như thời điểm hiện nay. Tại những buổi hội thảo hay họp báo, nhân viên ban truyền thông có thể sẽ phải thuyết trình cho những khách hàng cùng với đối tác nước ngoài.
Vì vậy, nếu như kỹ năng ngoại ngữ tốt thì nhân viên ban truyền thông có thể dễ dàng tiếp cận cũng như mở rộng tệp khách hàng.
Kỹ năng quản lý, tổ chức
Nhân viên ban truyền thông cùng lúc phải đảm nhận rất nhiều những công việc, họ cần phải đi công tác, gặp gỡ đối tác, tổ chức hoặc là tham dự các sự kiện. Công việc nhiều, áp lực lớn theo như mô tả công việc nhân viên truyền thông khiến họ phải làm việc thường xuyên.
Điều này buộc nhân viên ban truyền thông phải có kỹ năng quản lý tổ chức tốt mở có thể sắp xếp những công việc và thời gian một cách thật khoa học, hiệu quả.
Kỹ năng làm việc nhóm
Những chiến lược truyền thông hoặc là những sự kiện luôn luôn có sự tham gia của nhiều bộ phận. Khi có kỹ năng làm việc nhóm, nhân viên ban truyền thông sẽ có khả năng để kết nối được công việc cùng mọi người trong tổ chức, từ đó phát huy năng lực của từng thành viên nhằm đạt được mục tiêu trong công việc.
Thành thạo mạng xã hội
Ngày nay, mạng xã hội đang đóng vai trò quan trọng như một kênh truyền thông hiệu quả. Mạng xã hội không chỉ được xem là một kênh kết nối mọi người, kênh tìm kiếm thông tin mà nó còn trở thành một kênh tiếp cận khách hàng nhanh và với chi phí vô cùng rẻ.
Những nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những người nhân viên truyền thông sử dụng mạng xã hội thành thạo cũng như hiệu quả, vì chắc chắn rằng kỹ năng này sẽ bổ trợ rất nhiều cho công việc của họ nếu như biết sử dụng và khai thác hợp lý.
Kết luận
Hy vọng bài viết bên trên này đã giúp cho mọi người hiểu rõ công việc của một nhân viên truyền thông là gì và công việc của nhân viên truyền thông này. Trước khi ứng tuyển xin việc làm vào ngành truyền thông, ứng viên hãy chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức cùng với kỹ năng thật tốt để có thể chinh phục được vị trí công việc mà hiện tại mình mong muốn nhé.