Nếu như trước khi bán hàng qua điện thoại không quá phổ biến thì hiện nay bán hàng qua điện thoại là một phương thức bán hàng được nhiều người, doanh nghiệp lựa chọn hơn cả. Thậm chí nó được coi là một bộ phận quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều có nhờ những giá trị mà nó mang lại. Nhân viên bán hàng qua điện thoại là gì? Làm thế nào để luôn đạt hiệu quả cao trong công việc? Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm về vấn đề này nhé!
1. Nhân viên bán hàng qua điện thoại là gì?
Nhân viên bán hàng qua điện thoại được biết đến là một bộ phận quan trọng trong bán hàng. Nói một cách quen thuộc thì họ chính là nhân viên telesales mà chúng ta thường nhắc đến. Những nhân viên này sẽ có nhiệm vụ gọi điện cho khách hàng để thuyết phục họ lựa chọn dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty mình. Thông qua đó mà công ty, doanh nghiệp thu về doanh thu.
Mặt khác, nhờ bán hàng qua điện thoại mà doanh nghiệp có thể cung cấp những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất đến khách hàng mà không tốn quá nhiều thời gian cũng như chi phí quảng cáo hay đi lại. Và đây cũng là một hình thức bán hàng khá phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay.
2. Bán hàng qua điện thoại mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như thế nào?
Không phải tự nhiên mà hình thức bán hàng qua điện thoại lại được các doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược phát triển của mình. Bởi ngay từ khi xuất hiện, hình thức bán hàng này đã khắc phục được nhiều khuyết điểm mà hình thức bán hàng truyền thống không đáp ứng được.
Mặt khác, khi áp dụng hình thức này, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm nhiều chi phí phát sinh mà hiệu quả mà nó mang lại lại vô cùng cao. Dưới đây là những lợi ích mà bán hàng qua điện thoại mang lại cho doanh nghiệp như:
- Bán hàng qua điện thoại giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu: Ngoài các kênh truyền thông phổ biến như Website, Facebook, Instagram hay Zalo, SMS, Email marketing…thì bán hàng qua điện thoại cũng là một hình thức hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp thị tới một số lượng lớn khách hàng. Nó không đòi hỏi quá nhiều chi phí cũng như nhu cầu đi lại mà tất cả điều này được thực hiện chỉ qua cuộc điện thoại với chi phí đầu tư không lớn.
- Bán hàng qua điện thoại giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng: Chỉ với một vài cuộc điện thoại, nhân viên bán hàng qua điện thoại có thể nhanh chóng tiếp cận với khách hàng và giới thiệu về sản phẩm dịch vụ. Họ hoàn toàn có thể nắm bắt và đánh giá nhu cầu của khách hàng sau mỗi cuộc gọi đó.
- Bán hàng qua điện thoại giúp doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng tối đa: Nhanh chóng, tiện lợi là hình thức bán hàng qua điện thoại chiếm lợi thế so với các hình thức khác. Bởi chỉ cần khách hàng đặt câu hỏi hoặc có thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ là hoàn toàn sẽ được giải đáp nhanh chóng thông qua cuộc gọi. Không chỉ vậy, đây còn được xem là hình thức giao tiếp phù hợp với những khách hàng không có thời gian đến để gặp trực tiếp hoặc ở xa.
- Bán hàng qua điện thoại giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp: Trong quá trình tư vấn để giới thiệu sản phẩm và giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Các nhân viên Telesales sẽ tìm hiểu và giải quyết các vấn đề mà khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Dựa vào đó mà phân tích và nắm bắt được các nhược điểm của sản phẩm. Sau đó họ sẽ tổng hợp lại và tìm ra nguyên nhân cũng như thay đổi các chiến lược hiện tại cho phù hợp hơn nếu chiến lược trước đó không mang về hiệu quả.
3. Ưu nhược điểm khi bán hàng qua điện thoại
Mang lại lợi ích cho doanh nghiệp là vậy nhưng hình thức bán hàng này vẫn tồn tại những ưu nhược điểm nhất định. Dưới đây là những ưu nhược điểm mà bạn không thể không biết khi áp dụng hình thức bán hàng qua điện thoại này:
3.1. Ưu điểm
Dưới đây là những ưu điểm của hình thức bán hàng qua điện thoại mang lại cho doanh nghiệp:
- Các cuộc gọi có thể được thực hiện ở bất kỳ đâu, chỉ cần có dữ liệu khách hàng là bạn có thể tư vấn và giới thiệu sản phẩm.
- Thông qua gọi điện trực tiếp nhân viên bán hàng qua điện thoại có thể nắm bắt được mức độ quan tâm của khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ đó.
- Nhờ tính linh hoạt nên bạn có thể cận mọi khách hàng ở bất kì đâu
- Bán hàng qua điện thoại sẽ giúp bạn – khách hàng tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp.
3.2. Nhược điểm
Sở hữu những ưu điểm là thế, nhưng về cơ bản thì hình thức bán hàng này vẫn tồn tại những nhược điểm sau:
- Tỷ lệ khách hàng từ chối cao
- Nhân viên telesales sẽ phải đối mặt với sự khó chịu của khách hàng nếu họ bị làm phiền hoặc sản phẩm/ dịch vụ bạn giới thiệu không đáp ứng được nhu cầu của họ.
- Áp lực mà nhân viên bán hàng phải chịu đựng là rất lớn.
- Khó nhận biết được cảm xúc và thái độ của khách hàng vì họ có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
4. Những kỹ năng cần thiết của một nhân viên bán hàng của điện thoại
Để trở thành một nhân viên bán hàng qua điện thoại giỏi, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sau:
4.1. Kỹ năng giao tiếp
Đặc thù của công việc này là trực tiếp nói chuyện với khách thông qua điện thoại nên buộc bạn phải là người có kỹ năng giao tiếp tốt. Mặt khác, giọng nói của bạn phải hay, rõ ràng và dễ hiểu để khách hàng không cảm thấy khó chịu cũng như không hiểu bạn đang nói gì. Trong quá trình nói chuyện bạn phải giữ thái độ bình tĩnh, lịch sự và xử lý tình huống nhanh chóng, tránh gây mất thời gian của khách hàng.
4.2. Kỹ năng bán hàng
Là một nhân viên bán hàng qua điện thoại thì bắt buộc bạn phải trang bị cho mình những kỹ năng cũng như nghiệp vụ bán hàng. Bởi nếu không có kỹ năng này, dù bạn có kỹ năng giao tiếp giỏi đến đâu thì rất khó thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Mặt khác, khi khách hỏi về sản phẩm bạn sẽ trở lên lúng túng và không thể xử lý được tình huống kịp thời dẫn đến tỷ lệ chốt được đơn hàng là rất thấp. Do đó, kỹ năng bán hàng là điều cần thiết bạn phải trang bị cho mình khi theo đuổi nghề telesales này.
4.3. Kỹ năng xử lý vấn đề
Với đặc thù công việc chỉ giao tiếp qua điện thoại thì kỹ năng xử lý vấn đề phải nhanh chóng, thuyết phục. Bởi mỗi một cuộc gọi diễn ra với khách hàng thường rất ngắn, thậm chí khách có thể ngắt lời hoặc hỏi sang một vấn đề khác. Do đó, trong quá trình tư vấn bạn phải ứng xử nhanh chóng, không nên hoảng loạn hay nói lắp trong những tình huống khẩn cấp.
4.4. Kỹ năng chọn lọc thông tin
Một nhân viên bán hàng giỏi phải là một nhân viên biết chọn lọc được thông tin từ khách hàng. Trong quá trình trò chuyện với quỹ thời gian ngắn ngủi với khách hàng bạn phải biết những thông tin nào mình cần ưu tiên trước. Khi bạn chọn lọc thông tin càng kỹ thì cơ hội chốt được sản phẩm càng cao.
4.5. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc
Là một người nhân viên bán hàng qua điện thoại giỏi, bạn cũng cần trang bị cho mình kỹ năng kiềm chế cảm xúc qua giọng nói. Với công việc thường phải tiếp xúc với vô vàn cuộc gọi trong một ngày và thậm chí phải đối mặt với những lời lẽ không hay từ khách hàng. Bạn phải biết cách kiềm chế cảm xúc tránh ảnh hưởng đến công việc hoặc có thái độ với khách hàng.
4.6. Kỹ năng thuyết phục
Thuyết phục là kỹ năng cần có của một telesale khi tư vấn với khách hàng thông qua điện thoại. Để thuyết phục tốt bạn nên luyện tập cũng như tưởng tượng ra các tình huống có thể xảy ra. Mặt khác, bạn cũng nên đưa ra thật nhiều sự lựa chọn hoặc giới thiệu về ưu đãi hấp dẫn để khách hàng có thêm yếu tố cân nhắc.
5. Kết luận
Nhìn chung, hình thức bán hàng qua điện thoại là một hình thức bán hàng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp với mức chi phí không quá nhiều mà hiệu quả doanh số thu về cực kỳ cao. Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết này, bạn đọc có thể hiểu thêm về hình thức bán hàng này cũng như cách để trở thành một nhân viên bán hàng qua điện thoại giỏi.
Ngoài ra, nếu bạn có mong muốn tìm việc làm campuchia hay tại các nước khác, hãy truy cập vào website OKVIPđể tìm vị trí phù hợp và ứng tuyển nhé. Chúc bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong nghề telesale này nhé.