Nhân viên sale hay nhân viên kinh doanh luôn được đánh giá là công việc hấp dẫn vì mang lại mức thu nhập không giới hạn. Tuy nhiên để trở thành một nhân viên sale giỏi cần làm việc như nào đã trở thành thắc mắc của nhiều bạn. Vì vậy hôm nay cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh và vai trò của nó trong doanh nghiệp nhé.
1. Chức năng và nhiệm vụ của phòng sale
1.1. Chức năng
Tham mưu, đề xuất ý kiến:
Phòng sale có vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu, đưa ra và đề xuất ý kiến cho Ban Giám Đốc về vấn đề liên quan đến các hoạt động bán hàng, phân phối sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả nhất.
Chức năng chỉ dẫn:
Có chức năng hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới. Cải thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện có để đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Phát triển và xây dựng nguồn khách hàng
Để phát triển thêm thị phần thì phòng kinh doanh cần phải đưa ra những phương án phát triển các nguồn khách hàng tiềm năng mới và duy trì quan hệ với khách hàng hiện có.
Luôn theo dõi, kiểm soát và báo cáo tiến độ
Phòng kinh doanh cần phải lập báo cáo định kỳ theo đúng quy định của công ty. Trong báo cáo cần thể hiện đầy đủ tất cả các hoạt động kinh doanh
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
Phòng kinh doanh sẽ hỗ trợ cho Ban Giám đốc tất cả các vấn đề liên quan đến thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của công ty như là:huy động vốn, liên kết, liên doanh,…
1.2.Nhiệm vụ
- Tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng.
- Duy trì quan hệ mật thiết với khách hàng và nhà cung cấp hiện có và thiết lập những chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng và đối tác kinh doanh mới.
- Lập kế hoạch công việc, công tác hằng tuần, tháng
- Hiểu rõ sản phẩm của doanh nghiệp mình, sản phẩm thay thế và sản phẩm của phía đối thủ cạnh tranh.
- Hiểu được quy trình tiếp xúc với khách hàng, xử lý các khiếu nại, sau đó nhận và giải quyết các vấn đề của khách hàng
- Tiếp xúc với khách hàng và có trách nhiệm ghi nhận đầy đủ thông tin khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc, chăm sóc khách hàng trong ngày cho trưởng phòng kinh doanh.
- Lên các bản dự thảo hợp đồng và tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng, lưu bản sao và chuyển 2 bản chính cho Trưởng nhóm và kế toán giữ.
- Theo dõi các quá trình khi thanh lý hợp đồng, trách nhiệm chỉ xong khi khách hàng đã thanh toán.
- Phát triển, quản lý công việc kinh doanh ở khu vực được giao phó.
- Luôn chủ động trong việc liên hệ và chăm sóc khách hàng.
2. Vai trò khi xây dựng quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh
Doanh nghiệp xây dựng được quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh một cách chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.
- Giúp các phòng ban kinh doanh đảm bảo công việc vận hành theo đúng quy cách
- Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên
- Giảm thiểu các rủi ro trong quá trình vận hành nhờ các công việc đã được sắp xếp theo thứ tự
- Tiết kiệm được thời gian, chi phí cho những khâu không cần thiết,giúp cải tiến các hoạt động vận hành công việc
3. Quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh – phòng sales
Nhân viên kinh doanh là một vị trí rất quan trọng trong bộ máy doanh nghiệp. Vì thế việc có một quy trình làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều cho hiệu quả công việc. Sau đây là các bước trong quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh
Bước 1: Nghiên cứu thị trường để xác định lợi thế cạnh tranh
Quy trình đầu tiên của nhân viên kinh doanh chính là phải quan sát và phân tích thị trường cụ thể. Phải tổng hợp thị hiếu của người tiêu dùng phổ biến, từ đó đề xuất ra chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả nhất.
Bước 2: Xác định hướng kinh doanh mục tiêu
Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh. Giúp doanh nghiệp xác định được hướng kinh doanh mục tiêu, Vì họ là những khách hàng có động cơ mua sản phẩm, dịch vụ cao nhất.
Bước 3: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Nhân viên kinh doanh có thể tìm kiếm các nguồn khách hàng tiềm năng thông qua việc phân thành 2 cách cơ bản:
Cách 1: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng theo nhóm (độ tuổi, giới tính, nơi ở…)
Cách 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng theo nhu cầu tiêu dùng (cao cấp, tiết kiệm, hữu cơ…)
Bước 4: Phân loại thông tin khách hàng
Tiếp theo là phân loại và sàng lọc thông tin khách hàng
- Khách hàng tiềm năng: Là những khách hàng có nhu cầu tiêu dùng phù hợp với sản phẩm của công ty và có khả năng chi trả cao, ổn định.
- Khách hàng không tiềm năng: Là những khách hàng hiếm hoặc không có nhu cầu tiêu dùng cho sản phẩm của bạn. Khả năng chi trả của họ cũng không ổn định.
Bước 5: Báo giá theo nhu cầu của khách hàng
Khi tiến hành báo giá cho khách hàng, nên quan tâm khách hàng đó ưu tiên giá hơn hay chất lượng hơn. Vì nếu nhu cầu của khách là ưu tiên chất lượng trước, bạn có thể đưa ra những sản phẩm với mức giá cao, ngược lại đối với đối tượng ưu tiên giá trước, hãy cho họ một sản phẩm có giá trị tương ứng
Bước 6: Chăm sóc khách hàng
Đây là bước cuối cùng trong quy trình làm việc của nhân viên sale đó là làm cách nào để giữ được chân khách hàng. Cố gắng chăm sóc họ thật tốt và đưa họ trở thành những khách hàng trung thành của công ty.
4. Kết luận
Hi vọng qua những thông tin trên, các bạn đang có ý định trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi có thể có những kiến thức cần thiết về quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh. Ngoài ra, nếu có thắc mắc về bài viết hay những vấn đề liên quan vui lòng để lại bình luận bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ nhé.
Ngoài ra, nếu bạn mong muốn tìm cho mình một công việc ổn định, với mức thu nhập cao. Hãy truy cập ngay website okvipc.group, chuyên tuyển dụng các việc làm trong và ngoài nước như việc làm campuchia, Dubai,…. để ứng tuyển online ngay.