Kinh nghiệm telesale là điều cần thiết mà những người muốn theo đuổi nghề nghiệp này cần biết. Để đạt được những thành công trong nghề, các bạn cần nắm bắt và ứng dụng những kinh nghiệm này một cách hiệu quả nhất. Những kinh nghiệm đó là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Ngoài ra, nếu bạn mong muốn tìm cho mình một công việc ổn định, với mức thu nhập cao. Hãy truy cập ngay website okvipc.group, chuyên tuyển dụng các việc làm trong và ngoài nước như việc làm campuchia, Dubai,…. để ứng tuyển online ngay.
1. Cơ hội khi làm nghề telesales
Telesales là một danh từ ghép từ tiền tố trong đó “tele-” được hiểu là viễn thông và “sales” là nhân viên kinh doanh hoặc là nhân viên bán hàng. Từ đó chúng ta có thể hiểu đơn giản: telesales là nghề quảng cáo sản phẩm và bán hàng thông qua điện thoại.
Như vậy, nhân viên telesales có vai trò chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện những hoạt động trên.
Hiện nay, việc bán hàng qua hình thức telesale được thực hiện phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực khác như như y tế, giáo dục, bảo hiểm và rất nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ khác… Đây cũng là lý do khiến nghề telesale đang ngày càng rộng mở. Có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng ngành nghề này với mức lương hấp dẫn. Nhân viên telesale có mức lương cứng và mức doanh thu. Đây là công việc có nhiều tiềm năng với những người có năng lực, kinh nghiệm telesale
2. Chia sẻ kinh nghiệm Telesale chuyên nghiệp dành người mới
Tham khảo các kinh nghiệm Telesale dưới đây để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp và thành công trong công việc nhé.
2.1. Hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ công ty
Nhân viên telesales cần hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ để tư vấn cho khách hàng. Am hiểu các thông tin sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp bạn tự tin để giải thích những thắc mắc cho khách hàng. Đây cũng là cách để nâng cao uy tín sản phẩm, dịch vụ.
2.2. Thu thập thông tin khách hàng
Thu thập thông tin khách hàng là bước quan trọng để nhân viên telesale thành công trong việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.
Nắm bắt được các thông tin của khách hàng sẽ có cách tư vấn phù hợp để dễ dàng thuyết phục họ mua sản phẩm, dịch vụ của công ty.
2.3. Chọn thời điểm gọi điện phù hợp
Một trong những kinh nghiệm telesale quan trọng cần biết là cần chọn thời điện thích hợp nhất để đạt được hiệu quả. Không nên chọn những thời điểm là những giờ nghỉ ngơi của khách hàng. Nếu gọi vào những giờ khách hàng bận rộn hoặc khiến họ cảm thấy phiền phức thì tỷ lệ chốt đơn sẽ không cao. Các bạn có thể tùy theo đặc điểm khu vực sinh sống của khách hàng để gọi điện phù hợp. Có thể giờ phù hợp nhất là từ 9h-11h và 2h-4h chiều.
2.4. Có kế hoạch và kịch bản rõ ràng
Lên kế hoạch và kịch bản rõ ràng là kinh nghiệm telesale của những người thành công trong công việc này. Theo đó, các bạn nên lên kế hoạch và kịch bản những điều cần nói với khách hàng. Hiểu rõ mục đích gọi điện và tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng tránh mất thời gian và hạn chế tình trạng khách hàng cúp máy .
2.5. Lên mục tiêu số lượng cuộc gọi cụ thể
Nhân viên telesale cần phải lên mục tiêu gọi điện 50 đến 100 cuộc gọi mỗi ngày. Đặt mục tiêu giúp bạn bám sát và thực hiện nó hiệu quả. Càng gọi nhiều càng tăng tỷ lệ chốt đơn.
2.6. Lắng nghe đồng nghiệp khi họ làm việc
Có thể xung quanh bạn là những người đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm. Lắng nghe đồng nghiệp là kinh nghiệm telesale hữu ích để các bạn học hỏi và nâng cao được kỹ năng, kinh nghiệm của mình.
Bên cạnh đó, hãy đánh giá những khuyết điểm của đồng nghiệp để khắc phục cho bản thân.
2.7. Tạo uy tín cho sản phẩm
Tạo uy tín cho sản phẩm là điều cần thiết bởi lẽ khi bán hàng qua điện thoại, có thể khách hàng chưa có được nhiều lòng tin về sản phẩm, dịch vụ. Do đó, việc tạo uy tín cho sản phẩm sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chốt đơn.
3. Một số kỹ năng khi làm telesale
Bên cạnh những kinh nghiệm telesale kể trên thì những kỹ năng khi làm telesale dưới đây chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những thành công nhất định nếu áp dụng đúng.
3.1. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những điều bất cứ nhân viên telesale nào cũng cần có. Biết cách giao tiếp sẽ giúp bạn có được thiện cảm từ khách hàng và nâng cao khả năng chốt đơn.
3.2. Kỹ năng xử lý từ chối
Khi bị khách hàng từ chối, nhân viên telesale cần biết xử lý điềm đạm không tỏ ra khó chịu, mất lịch sự. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khéo léo đặt lịch hẹn để tư vấn lần sau cho khách.
3.3. Tư duy sáng tạo
Tư duy, sáng tạo trong cách tiếp cận khách hàng, cách tư vấn, giới thiệu sản phẩm một cách thú vị với khách hàng. Nếu gọi điện chỉ theo một kịch bản có thể gây nhàm chán và khiến khách hàng thoát cuộc gọi nhanh chóng.
3.4. Kỹ năng sales
Kỹ năng sale bao gồm khá nhiều yếu tố như: hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ, cách nhận biết khách hàng tiềm năng và am hiểu tâm lý khách hàng, xây dựng mối quan hệ sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc.
4. Kinh nghiệm xây dựng chiến thuật chốt đơn hiệu quả
Kinh nghiệm telesale với những chiến thuật chốt đơn hiệu quả có thể mang đến cho bạn những bước tiến mới trong công việc.
4.1. Vượt qua những mối lo ngại
Những mối lo ngại có thể là rào cản khiến bạn thất bại với nghề telesale. Có thể nhiều người ngại ngùng khi gọi cho khách hàng, ngại khi bị khách từ chối…Chính tâm lý này sẽ cản trở tư duy, sáng tạo của bạn.
4.2. Tạo được thông báo bất ngờ
Một trong những kinh nghiệm telesale quan trọng là tạo thông báo bất ngờ có thể là cách tiếp cận độc đáo để khách hàng quan tâm tới nội dung cuộc tư vấn của bạn. Đó có thể là thông báo về những quyền lợi khách hàng có thể nhận được từ công ty.
4.3. Kết thúc cuộc gọi
Sau khi tư vấn hoặc khi khách hàng từ chối thì các bạn sẽ kết thúc cuộc gọi của mình. Cần lễ phép chào hỏi và để lại những gợi ý hữu ích để khách hàng có thể nhớ đến mình khi cần.
5. Kết luận
Với những kinh nghiệm telesale kể trên, các bạn có thể nâng cao tỷ lệ chốt đơn của mình và thành công hơn với công việc này. Hy vọng những thông tin được cung cấp ở trên sẽ giúp bạn có thêm những kỹ năng mới để nâng cao năng lực bản thân khi chọn nghề telesale nhé!